Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai este mạch hở cần dùng 0,595 mol O2, thu được 29,04 gam CO2 và 5,94 gam H2O. Mặt khác đun nóng 0,1 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa hai ancol đều no, hơn kém nhau một nguyên tử cacbon có tổng khối lượng 7,1 gam và hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit đều đơn chức; trong đó có a gam muối A và b gam muối B. Tỉ lệ gần nhất của a : b là
A. 1,2. B. 0,8. C. 0,6. D. 1,0.
Câu trả lời tốt nhất
nCO2 = 0,66 và nH2O = 0,33
Bảo toàn O —> nO(X) = 0,46
—> nO(Y) = nNaOH = 0,23
Do Z đơn chức nên nY = nX = 0,1
Trong Y đặt u, v là số mol C và H
—> mY = 12u + v + 0,23.16 = 7,1
và nY = v/2 – u = 0,1
—> u = 0,23 và v = 0,66
—> nC = nO và Số C = 2,3
—> Y gồm C2H4(OH)2 (0,07) và C3H5(OH)3 (0,03)
Độ không no trung bình của X là k.
—> 0,1(k – 1) = nCO2 – nH2O —> k = 4,3
Đặt k1, k2 là độ không no tương ứng với 2 este tạo ra từ 2 ancol trong Y ở trên.
—> 0,07k1 + 0,03k2 = 0,1.4,3
—> 7k1 + 3k2 = 43
Do k1 ≥ 2 và k2 ≥ 3 —> k1 = 4 và k2 = 5 là nghiệm duy nhất
Vậy các este gồm: CnH2n-6O4 (0,07) và CmH2m-8O6 (0,03)
—> nCO2 = 0,07n + 0,03m = 0,66
—> 7n + 3m = 66
Do n ≥ 6 va m ≥ 8 —> n = 6 và m = 8 là nghiệm duy nhất.
(Hoặc dựa vào nCO2 = 2nH2O nên các este này có số C = số H, ta cũng thu được kết quả như trên)
—> C6H6O4 (0,07) và C8H8O6 (0,03)
Do sản phẩm chỉ có 2 muối nên cấu tạo là:
CH≡C-COO-CH2-CH2-OOC-H (0,07)
(CH≡C-COO)(HCOO)2C3H5 (0,03)
Muối gồm HCOONa (0,13) và CH≡C-COONa (0,1)
—> a = 8,84 và b = 9,2
—> a : b = 0,96