Hỗn hợp X gồm FeS, FeS2, CuS tan vừa hết trong dung dịch chứa 0,33 mol H2SO4 đặc sinh ra 0,325 mol khí SO2 và dung dịch Y. Nhúng thanh Fe nặng 50 gam vào Y, phản ứng xong thấy thanh Fe nặng 49,48 gam và thu được dung dịch Z. Cho Z phản ứng với HNO3 đặc, dư sinh ra khí NO2 duy nhất và còn lại dung dịch E (không chứa NH4+). Khối lượng muối dạng khan có trong E là m gam. Giá trị lớn nhất của m là:
A. 20,57 B. 18,19 C. 21,33 D. 21,41
Câu trả lời tốt nhất
Đặt a, b, c là số mol Fe, Cu, S trong X
Bảo toàn electron: 3a + 2b + 6c = 0,325.2 (1)
Dung dịch Y chứa Fe3+ (a), Cu2+ (b), SO42- (c + 0,33 – 0,325 = c + 0,005)
Bảo toàn điện tích cho Y:
3a + 2b = 2(c + 0,005) (2)
Nhúng thanh Fe vào Y:
2nFe pư = nFe3+ + 2nCu2+ —> nFe pư = 0,5a + b
Δm = 64b – 56(0,5a + b) = 49,48 – 50 (3)
Giải hệ (1)(2)(3):
a = 0,03
b = 0,04
c = 0,08
Dung dịch Z chứa Fe2+ (a + 0,5a + b = 0,085) và SO42- (c + 0,005 = 0,085)
Z tác dụng với HNO3 đặc dư tạo muối chứa: Fe3+ (0,085), SO42- và NO3-
Lượng muối trong dung dịch sẽ lớn nhất khi nó là Fe(NO3)3
—> mFe(NO3)3 = 20,57
cho e hỏi là khi cho fe vào nó còn cu ko tan thì vào hno3 e tưởng có cuno3 2 chứ ạ
Cho em hỏi tại sao muối nhỏ nhất lại là Fe3+ SO42- và NO3- ạ
Và tại sao tăng giảm khối lượng lại có nfe pứ và nCu sau ạ
Cho em hỏi tại sao lại tính đc nfe pứ và tính đc dựa trên nguyên lí nào ạ
AD cho mình hỏi là giá trị nhỏ nhất của muối là bao nhiêu ?
Nếu m muối lớn nhất khi muối đó là Fe(no3)3 vậy so4 đi đâu rồi ạ
cho em hỏi là vì sao lượng muối lớn nhất Fe(NO3)3 lại lớn hơn lượng muối khi mình cộng Fe3+, SO42-, No3- vậy ạ?