Hiện nay, trữ lượng các mỏ quặng kim loại ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu sử dụng kim loại không ngừng tăng và lượng phế thải kim loại ngày càng nhiều. Do đó, tái chế kim loại trở thành một giải pháp quan trọng. Trong quá trình tái chế đồng bằng phương pháp điện phân, lượng đồng thu hồi được phụ thuộc vào thời gian điện phân, cường độ dòng điện và hiệu suất điện phân theo công thức: mCu = (H.M.I.t)/(n.F) (gam)
Cho biết: M = 64, F = 96500, I là cường độ dòng điện (ampe), t là thời gian điện phân (giây), n là số electron mà ion Cu2+ nhận trong quá trình điện phân, H là hiệu suất điện phân.
a) Một xưởng sản xuất tái chế Cu bằng phương pháp điện phân với cường độ dòng điện 10^4 ampe, thời gian điện phân mỗi ngày 22 giờ. Với hiệu suất điện phân H = 95% thì mỗi ngày thu được 249,5 kg Cu tinh khiết (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười).
b) Để tái chế đồng bằng phương pháp điện phân, phế liệu đồng (chứa tạp chất) được dùng làm anode, tấm đồng nguyên chất đóng vai trò cathode.
c) Tái chế kim loại giúp đảm bảo nguồn cung, gia tăng giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
d) Qui trình tái chế kim loại thường gồm các giai đoạn: thu gom, phân loại, tinh chế, gia công, xử lí sơ bộ, nấu chảy.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Đúng
mCu = (H.M.I.t)/(n.F) = 95%.64.10^4.22.3600/(2.96500) = 249500 gam = 249,5 kg
(b) Đúng, tại anode Cu bị oxi hóa, tạp chất trơ lắng xuống. Dung dịch điện phân chứa Cu2+. Tại cathode, Cu2+ bị khử thành Cu và Cu tinh khiết hơn được thu hồi tại đây.
(c) Đúng
(d) Sai, sau khi thu gom và phân loại, kim loại tái chế sẽ được xử lý sơ bộ, sau đó sẽ nấu chảy, tinh chế và gia công.
Theo em ý d là liệt kê bình thường chứ không có khẳng định là phải theo thứ tự đó nên có thể cho là đúng được không ạ ?