Hoà tan 10,65 gam hỗn hợp A gồm một oxit kim loại kiềm và một oxit kim loại kiềm thổ bằng dung dịch axit HCl dư, ta thu được dung dịch B cô cạn dung dịch B và điện phân nóng chảy hoàn toàn hỗn hợp muối thu được 3,36 lít khí (ĐKTC) và hỗn hợp kim loại D
a).Tính khối lượng kim loại D
b). Lấy m gam D cho tác dụng hết với nước thu được dung dịch E và V lít khí(ĐKTC). Cho từ từ Al vào dung dịch E cho tới ngừng thoát khí thấy hết p gam Al và có V1 lít khí thoát ra (ĐKTC).
- a) So sánh V1 và V
- b) Tính p theo m
c). Nếu lấy hỗn hợp kim loại D rồi luyện thêm 1,37 gam Ba thì thu được hợp kim trong đó Ba chiếm 23,07% về số mol. Xác định công thức hai oxit ban đầu.
Câu trả lời tốt nhất
a.
nCl2 = 0,15 —> nHCl = 0,3 —> nH2O = 0,15
—> nO = 0,15
—> mD = mA – mO = 8,25
b.
2D + 2H2O —> 2D(OH)x + xH2
xAl + xH2O + D(OH)x —> D(AlO2)x + 1,5xH2
D với H2O: 2 mol D(OH)x kèm theo x mol H2
E với Al: 2 mol D(OH)x kèm theo 3x mol H2
—> V1 = 3V
nAl = x.nD ⇔ p/27 = x.m/MD —> p = 27xm/MD
c.
D gồm kim loại kiềm X (x mol) và kim loại kiềm thổ Y (y mol)
—> nCl = x + 2y = 0,3 (1)
Nếu D không chứa Ba thì %nBa = 0,01/(x + y + 0,01) = 23,07%
—> x + y = 0,0333
Kết hợp (1) vô nghiệm, loại. Vậy Y là Ba
—> %nBa = (y + 0,01)/(x + y) = 23,07% (2)
(1)(2) —> x = 0,2; y = 0,05
mD = 0,2MX + 0,05.137 = 8,25 —> MX = 7: X là Li
—> Ban đầu: Li2O và BaO.