//
Hòa tan hết hỗn hợp rắn gồm Fe3O4 và Cu trong dung dịch HCl loãng dư thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 61,92 gam hỗn hợp chứa 2 muối. Mặt khác hòa tan hết rắn trên trong 280 gam dung dịch HNO3 36,0% (dùng dư) thu được dung dịch Y. Cho từ từ đến hết 750 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y, lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch nước lọc, sau đó nung tới khối lượng không đổi thu được 100,6 gam rắn. Nồng độ C% của Fe(NO3)3trong dung dịch Y là.
A. 27,82% B. 28,32% C. 28,46% D. 27,54%
Câu trả lời tốt nhất
//
Ban đầu đặt a, b là số mol Fe3O4 và Cu
—> nO = 4a —> nH2O = 4a —> nHCl = 8a
m muối = 3a.56 + 64b + 35,5.8a = 61,92
Dung dịch chứa 2 muối là FeCl2 (3a) và CuCl2 (b) nên:
3a.2 + 2b = 8a
—> a = b = 0,12
Nước lọc chứa NaNO3 và NaOH dư. Cô cạn rồi nung thu được chất rắn chứa NaNO2 và NaOH dư.
nNaOH = nNaNO2 + nNaOH dư = 1,5
m rắn = mNaNO2 + mNaOH dư = 100,6
—> nNaNO2 = 1,4 và nNaOH dư = 0,1.
nHNO3 bđ = 1,6
Bảo toàn N —> nN của sp khử = 1,6 – 1,4 = 0,2
ne = a + 2b = 0,36
—> Trung bình mỗi N+5 nhận 0,36/0,2 = 1,8 electron
—> NO (0,08) và NO2 (0,12)
m dd sau pư = mFe3O4 + mCu + mddHNO3 – mNO – mNO2 = 307,6
nFe(NO3)3 = 3a = 0,36 —> C%Fe(NO3)3 = 28,32%