Hòa tan hết 46,8 gam hỗn hợp E gồm FeS2 và CuS trong dung dịch có chứa a mol HNO3 (đặc nóng) thu được 104,16 lít NO2 (đo ở đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch Q. Pha loãng Q bằng nước được dung dịch P. Biết P phản ứng tối đa với 7,68 gam Cu giải phóng khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và P tạo kết tủa trắng (không tan trong axit mạnh) khi thêm dung dịch BaCl2 vào. Tính giá trị của a?
A. 4,68. B. 4,65. C. 4,66. D. 4,67.
Câu trả lời tốt nhất
Đặt x, y là số mol FeS2 và CuS
—> mE = 120x + 96y = 46,8
ne = 15x + 8y = 4,65
—> x = 0,15 và y = 0,3
Dung dịch P với Cu, bảo toàn electron:
2nCu = nFe3+ + 3nNO
—> 0,12.2 = 0,15 + 3nNO
—> nNO = 0,03
—> nNO3- = 0,03
Dung dịch P chứa: Fe3+ (0,15), Cu2+ (0,3), SO42- (0,6), NO3- (0,03) và H+ dư
Bảo toàn N —> nHNO3 = nNO2 + nNO3- = 4,68
Cho em hỏi phần này ạ :
Dung dịch P có chứa H+ và NO3-
7,68 gam Cu pứ tối đa với P. Thì Cu pứ với Fe3+ và cặp oxi hóa khử H+/NO3- đến khi khí NO ngừng thoát ra chứ gì nữa ạ.
Nhưng lỡ H+ hết NO3- dư hoặc H+ dư và NO3- hết thì khí vẫn ngừng thoát ra chứ ạ
Em nghĩ bài này nên xét 2 trường hợp đó.
Nếu bài này em bảo toàn H+ thì sao ạ?
Với lại để sinh ra 4,65 mol NO2 cần tới 9,3 mol H+, nếu ban đầu số mol HNO3 là 4,68 vậy sao có thể sinh ra nhiều khí như vậy ạ?