Hoà tan hoàn toàn 1,62 gam Al trong 20 gam dung dịch H2SO4 98%, đun nóng thu được dung dịch A và V lít khí SO2 (duy nhất). Mặt khác, cho 7,35 gam 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kỳ liên tiếp vào 500ml dung dịch HCl, được dung dịch B và 2,8 lit H2 (đktc). Khi trộn dung dịch A vào dung dịch B thì tạo thành 1,56 gam kết tủa.
1. Xác định tên 2 kim loại kiềm.
2. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl đã dùng.
3. Lấy m gam SO2 (trong số V lít trên) đem hấp thụ hoàn toàn vào 14 gam dung dịch NaOH 10% thì thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được 2,09 gam chất rắn. Tính m?
Câu trả lời tốt nhất
1.
nH2 = 0,125 —> n kim loại kiềm = 0,25
—> M kim loại kiềm = 7,35/0,25 = 29,4
—> Kim loại kiềm gồm Na và K.
2.
nAl = 0,06; nH2SO4 ban đầu = 20.98%/98 = 0,2
2Al + 6H2SO4 —> Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Dung dịch A chứa Al3+ (0,06), H+ dư (0,04) và SO42-.
Dung dịch B chứa M+ (0,25), Cl- (a) và OH- (b)
Bảo toàn điện tích cho B —> a + b = 0,25 (1)
Trộn A với B —> nAl(OH)3 = 0,02
TH1: Al3+ chưa kết tủa hết
—> nOH- = nH+ + 3nAl(OH)3
⇔ b = 0,04 + 0,02.3 = 0,1
(1) —> a = 0,15 —> CM HCl = 0,3M
TH2: Al3+ đã kết tủa hết sau đó Al(OH)3 bị hòa tan một phần
—> nOH- = nH+ + 4nAl3+ – nAl(OH)3
⇔ b = 0,04 + 0,06.4 – 0,02 = 0,26
(1) —> Vô nghiệm, loại.
3.
nNaOH = 0,035
Nếu tạo Na2SO3 thì mNa2SO3 = 0,035.126/2 = 2,205 > 2,09 nên phải có kiềm dư
Chất rắn gồm Na2SO3 (x) và NaOH dư (y) —> 126x + 40y = 2,09
nNaOH ban đầu = 2x + y = 0,035
—> x = 0,015; y = 0,005
nSO2 = x = 0,015 —> mSO2 = 0,96 gam