Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) cần dùng vừa đủ dung dịch chứa HCl và H2SO4, thu được khí H2 và dung dịch X chỉ chứa các muối clorua và sunfat trung hòa. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào X, sự phụ thuộc số mol kết tủa và số mol Ba(OH)2 được biểu diễn theo đồ thị sau:
Câu 1.


Giá trị của m là
A. 15,48. B. 16,34. C. 13,33. D. 12,90.
Câu 2.


Giá trị m là
A. 7,74. B. 6,02. C. 8,60. D. 6,88.
Câu trả lời tốt nhất
Câu 1.
Khi Al(OH)3 bị hòa tan hoàn toàn thì nBaSO4 = 4a
—> nH2SO4 = 4a
Đoạn 1:
Ba2+ + SO42- —> BaSO4
3OH- + Al3+ —> Al(OH)3
Kết thúc đoạn 1 thu được BaSO4 (4a) và Al(OH)3 (8a/3) —> Tổng 20a/3 mol
Đoạn 2:
3OH- + Al3+ —> Al(OH)3
nAl(OH)3 của đoạn này = 9a – 20a/3 = 7a/3
—> nOH- đoạn này = 7a
—> nOH- tổng đoạn 1 và 2 = 15a
Đoạn 3:
OH- + Al(OH)3 —> AlO2- + 2H2O
Tại điểm 0,52 thì nOH- hòa tan kết tủa = 0,52.2 – 15a = 1,04 – 15a
—> nAl(OH)3 còn lại = 8a/3 + 7a/3 – (1,04 – 15a) = 20a – 1,04
Số mol kết tủa điểm 0,52 bằng số mol kết tủa kết thúc đoạn 1 nên:
20a – 1,04 + 4a = 20a/3 —> a = 0,06
—> nAl3+ tổng = 8a/3 + 7a/3 = 0,3
Ban đầu: nAl = nAl2O3 = x —> nAl3+ = x + 2x = 0,3
—> x = 0,1 —> m = 12,9
Câu 2.
Trong X, đặt nAl3+ = x
Khi dùng 0,12 hay 0,28 mol Ba(OH)2 (tương ứng là 0,24 và 0,56 mol OH-) thì SO42- đã kết tủa hết nên lượng kết tủa giống nhau —> Thu được cùng lượng Al(OH)3 (y mol)
0,24 = 3y —> y = 0,08
0,56 = 4x – y —> x = 0,16
Ban đầu: nAl = nAl2O3 = z
Bảo toàn Al —> z + 2z = x —> z = 0,16/3
—> m = 6,88
e kb cách tính noh- ở đoạn 1 a( ah có thể giải thích rõ hơn đc k ạ)