Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Tách β-carotene từ nước ép cà rốt.
Chuẩn bị: nước ép cà rốt, hexane; cốc thuỷ tinh 100 mL, bình tam giác 100 mL, phễu chiết 60 mL, giá thí nghiệm.
Tiến hành:
– Cho khoảng 20 mL nước ép cà rốt vào bình tam giác. Thêm tiếp khoảng 20 mL hexane, lắc đều khoảng 2 phút.
– Đổ hỗn hợp vào phễu chiết và để yên phễu chiết trên giá thí nghiệm khoảng 5 phút, thấy chất lỏng tách thành hai lớp.
– Mở khoá phễu chiết cho phần chất lỏng ở dưới chảy xuống cốc thuỷ tinh, còn lại phần chất lỏng phía trên giữ lại trong phễu chiết.
Cho các phát biểu sau:
a) Thí nghiệm tách β-carotene từ nước cà rốt dựa theo nguyên tắc chiết lỏng – rắn.
b) Trước khi chiết lớp hexane trong phễu không có màu, sau khi chiết lớp hexane trong phễu có màu vàng cam.
c) β-carotene được tách ra khỏi nước dựa trên tính chất tan ít trong nước, tan nhiều trong dung mỗi hữu cơ.
d) Nếu thực hiện thí nghiệm ở nhà thì học sinh có thể sử dụng dung môi thay thế như rượu vang 10 hoặc dầu ăn.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Câu trả lời tốt nhất
(a) Sai, cả nước ép cà rốt và dung môi hexane đều là chất lỏng nên đây là phương pháp chiết lỏng – lỏng.
(b) Đúng, ban đầu hexane là chất lỏng không màu. Sau khi lắc, β-carotene (màu vàng cam) sẽ chuyển từ pha nước sang pha hexane, làm lớp hexane có màu vàng cam. Đây là dấu hiệu cho thấy β-carotene đã được chiết thành công.
(c) Đúng, β-carotene là chất không phân cực, tan rất ít trong nước (phân cực), nhưng tan tốt trong dung môi không phân cực như hexane, chloroform, ether,… Đây là cơ sở của việc chiết nó ra khỏi nước ép cà rốt.
(d) Sai, rượu vang 10° chủ yếu là nước, ethanol chỉ chiếm 10% thể tích → không đủ khả năng hòa tan β-carotene (chưa đủ độ “không phân cực”).
Dầu ăn tuy không phân cực, có thể hòa tan β-carotene, nhưng không thích hợp để chiết tách vì: Nhớt, khó thao tác bằng phễu chiết và rất khó để loại bỏ dầu ăn và thu hồi β-carotene.