Hơn 5000 năm trước, người Ai Cập cổ đại lần đầu tiên đã học cách tổng hợp nên một sắc tổ màu xanh, ngày nay được hợp chất sắc tô màu xanh đó được gọi là “màu xanh Ai Cập”. Phương pháp điều chế cổ xưa của sắc tố này có thể dễ dàng được tái hiện trong các phòng thí nghiệm hiện đại. Quy trình như sau: nung nóng hỗn hợp gồm 11,054 gam khoáng vật A với 10,000 gam khoáng vật B và 24,000 gam SiO2 thì thu được 37,554 gam sắc tố và 0,2 moi hỗn hợp khí và hơi D. Trong bài toán này, già thiết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các khoảng chất tỉnh khiết đều chỉ được tạo nên từ một hợp chất và không chứa nước kết tinh.
- Tính khôi lượng của D.
- Hôn hợp D gôm 2 chất D1 và D2. Làm lạnh hồn hợp D xuống 0°C thì chất D1 bị ngưng tụ, thu được 0,15 mol khí D2. Biết D2 làm đục nước vôi trong. Xác định công thức hóa học của D1 và D2?
- B là muối cacbonat của một kim loại thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn các nguyễn tố hóa học. Nhiệt phân hoàn toàn 10,000 gam B thì thu được 0,15 mol khí D2. Xác định công thức hóa học của B.
- A là hiđroxit của một kim loại hóa trị II. Xác định công thức hóa học của A và công thức của sắc tổ “màu xanh Ai Cập”. Biết MA < 230 g/mol
×