Hỗn hợp A gồm 3 chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng xicloankan: X (CxH2x); Y (CyHy); Z (CzH2z). Trong đó x < y < z ; Z và X cách nhau k chất trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn a lít hơi hỗn hợp A (đktc) thì cần dùng b gam O2.
a. Chứng minh: [(1,4b-3a)/3a]- k < x < 1,4b/3a
b. Xác định CTCT của X, Y, Z và đọc tên các chất này. Cho biết Y cho được phản ứng cộng H2 (có Ni làm xúc tác, đun nóng); k = 2 và X, Y, Z có mạch cacbon không phân nhánh.
c. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A nếu a = 10,08 lít; b = 100,8 gam; Số mol của Y bằng trung bình cộng số mol của hai chất X, Z và cùng dữ kiện như ở câu (b).
Câu trả lời tốt nhất
nA = a/22,4; nCO2 = nH2O = p
Bảo toàn O —> 2p + p = 2.b/32 —> p = b/48
Số C = nCO2/nA = 7b/15a
Giữa X và Z có k chất nên Z hơn X là k + 1 cacbon
—> x < 7b/15a < x + k +1
—> 7b/15a – k – 1 < x < 7b/15a
—> (1,4b – 3a)/3a – k < x < 1,4b/3a
Y phản ứng được với H2 nên Y là xiclobutan
—> X là xiclopropan và Z là xiclohexan
Đặt x1, x2, x3 là số mol của C3H6, C4H8 và C6H12
nA = x1 + x2 + x3 = 0,45
nO2 = 4,5×1 + 6×2 + 9×3 = 3,15
2×2 = x1 + x3
—> x1 = 0,1; x2 = 0,15; x3 = 0,2
Từ đó tính %m mỗi chất.