Hỗn hợp bột X gồm Fe, FeO, MO, M (trong đó M là kim loại có hóa trị II không đổi;
M(OH)2 không tác dụng với KOH loãng). Chia m gam X thành ba phần bằng nhau:
– Dẫn luồng khí CO dư đi qua phần 1 đun nóng để khử hoàn toàn oxit thành kim loại thu
được hỗn hợp khí Y và chất rắn Z. Dẫn Y qua dung dịch Ba(OH)2 thu được 29,55 gam kết
tủa và dung dịch T. Cho dung dịch NaOH 0,75M vào dung dịch T, để được lượng kết tủa lớn
nhất thì lượng dung dịch NaOH cần dùng ít nhất là 100ml. Hòa tan chất rắn Z trong dung
dịch HCl loãng dư còn lại 19,2 gam chất rắn không tan.
– Cho phần 2 vào dung dịch H2SO4 loãng dư thì thấy có 6,72 lít khí thoát ra (ở đktc).
– Nếu cho phần 3 hòa tan trong dung dịch HCl, sau khi phản ứng xong thu được dung
dịch E, khí G và hỗn hợp chất rắn F chỉ gồm 2 kim loại. Cho dung dịch E tác dụng với dung
dịch KOH dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 36 gam một kết tủa duy nhất. Hòa tan chất
rắn F vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 13,44 lít khí SO2 (ở đktc, sản phẩm khử
duy nhất).
Xác định kim loại M.
Ad giúp câu này với ạ. Chỗ phần 3 thu được 1 kết tủa duy nhất là gì vậy ạ? Em cảm ơn nhiều ạ