Hỗn hợp E gồm 3 este mạch hở: X (hai chức), Y và Z (ba chức, là đồng phần của nhau và nY < nZ). Đốt cháy hoàn toàn m gam E bằng O2 dư, thu được CO2 và 0,2 mol H2O. Thủy phân hoàn toàn m gam E bằng dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng), thu được 12,84 gam hỗn hợp T (trong đó có hai muối của axit cacboxylic) và 5,3 gam hỗn hợp F gồm ba ancol no M, P, Q (đều có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm –OH, MM < MP < MQ và nM = nP + nQ). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng T trên bằng O2 dư thu được 0,102 mol Na2CO3. Phần trăm khối lượng của Y trong E là:
A.17,63%. B. 44,09%. C. 35,27%. D. 52,91%.
Các ancol không quá 3 chức, có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm —> M, P, Q lần lượt là CH3OH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3
nNaOH ban đầu = 2nNa2CO3 = 0,204
—> nNaOH phản ứng = 0,17; nNaOH dư = 0,034
TH1: E gồm
A1(COOCH3)2: a mol
A2COO-CH2-CH2-OOC-A1-COO-CH3: b mol
(A2COO)3C3H5: c mol
nNaOH phản ứng = 2a + 3b + 3c = 0,17
nM = nP + nQ ⇔ 2a + b = b + c
mAncol = 32(2a + b) + 62b + 92c = 5,3
—> a = 0,01; b = 0,03; c = 0,02
X có u nguyên tử H; Y và Z có cùng v nguyên tử H:
nH = 0,01u + 0,05v = 0,2.2 —> u + 5v = 40
Với u ≥ 6; v ≥ 8 —> Vô nghiệm.
TH2: E gồm
(R1COO)2C2H4: a mol
R2(COOCH3)3: b mol
(R1COO)3C3H5: c mol
nNaOH phản ứng = 2a + 3b + 3c = 0,17
nM = nP + nQ ⇔ 3b = a + c
mAncol = 32.3b + 62a + 92c = 5,3
—> Nghiệm lẻ.
TH3: E gồm
(R1COO)2C2H4: a mol
R2COO-R3COO-R4COO-CH3: b mol
(R5COO)3C3H5: c mol
nNaOH phản ứng = 2a + 3b + 3c = 0,17
nM = nP + nQ ⇔ a + c = b
mAncol = 62a + 32b + 92c = 5,3
—> Vô nghiệm.