Hỗn hợp E gồm 3 este X, Y, Z (MX < MY < MZ, các chất đều mạch hở, không phân nhánh, không có nhóm chức khác). Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol E cần dùng 0,915 mol O2, thu được 14,58 gam H2O. Đun nóng 39,33 gam E trong 420 ml dung dịch KOH 1,5M (vừa đủ), thu được 21,96 gam hỗn hợp F chứa các ancol và hỗn hợp G gồm hai muối A và B (MA < MB, có tỉ lệ mol tương ứng là 8 : 3). Số nguyên tử H trong Z là:
A. 14. B. 10. C. 8. D. 6.
Câu trả lời tốt nhất
Trong phản ứng xà phòng hóa:
Nếu muối A là ACOOK (8c) và B(COOK)2 (3c)
—> nKOH = 8c + 2.3c = 0,63 —> c = 0,045
—> mG = 0,045.8(A + 83) + 0,045.3(B + 166) = 39,33 + 0,63.56 – 21,96
—> 8A + 3B = 8
—> A = 1 và B = 0 là nghiệm duy nhất.
(Các TH khác của 2 muối làm tương tự, loại do không có nghiệm).
Trong phản ứng đốt cháy:
nO(E) = u và nCO2 = v
Bảo toàn O —> u + 0,915.2 = 2v + 0,81
%O(X) = 16u/(16u + 12v + 0,81.2) = 0,63.32/39,33
—> u = 0,84 và v = 0,93
—> mE = 26,22 = 39,33/1,5 nên lượng chất đã dùng ít hơn 1,5 lần.
Trong E, este đơn (a mol) và este đôi (b mol)
—> nE = a + b = 0,3
nO = 2a + 4b = 0,84
—> a = 0,18 và b = 0,12
nHCOOK = 8c/1,5 = 0,24 và n(COOK)2 = 3c/1,5 = 0,09 nên E gồm:
HCOOR (0,18 mol)
(HCOO)2R’ (0,03 mol)
(COOR”)2 (0,09 mol)
—> mAncol = 0,18(R + 17) + 0,03(R’ + 34) + 0,18(R” + 17) = 21,96/1,5
—> 6R + R’ + 6R” = 250
—> R = R” = 15 và R’ = 70 là nghiệm duy nhất.
X là HCOOCH3 (0,18); Y là (COOCH3)2 (0,09) và Z là (HCOO)2C5H10 (0,03)