Hỗn hợp E gồm ba este đa chức, mạch hở X, Y, Z đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol, trong E cacbon chiếm 47% về khối lượng; MX < MY < MZ < 234. Cho 16,34 gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp hai ancol và 18,4 gam hỗn hợp muối khan T (các muối đều no và có số mol bằng nhau) không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Phần trăm khối lượng các nguyên tố oxi, hiđro trong T lần lượt là 41,739% và 2,174%. Khối lượng của Z trong 16,34 gam E là
A. 10,20 gam. B. 13,30 gam.
C. 11,60 gam. D. 12,24 gam.
Câu trả lời tốt nhất
T chứa:
nO = 18,4.41,739%/16 = 0,48 —> nNa = 0,24
nH = 18,4.2,174%/1 = 0,4
—> nC = (mT – mO – mNa – mH)/12 = 0,4
Quy đổi T thành COONa (0,24), C (0,16) và H (0,4)
Các muối đều no và nH > 2nC nên có cả muối đơn chức và đa chức. Mặt khác các muối có cùng số mol và không chứa HCOONa —> T gồm CH3COONa (0,08) và CH2(COONa)2 (0,08)
Bảo toàn khối lượng —> mAncol = 7,54
nC(E) = 16,34.47%/12 = 0,64
Bảo toàn C —> nC(ancol) = 0,24
nO(ancol) = nNaOH = 0,24 —> nH(ancol) = 0,82
nAncol = nH/2 – nC = 0,17
Ancol có số C = số O = 0,24/0,17 = 1,41 —> Chọn CH3OH (0,1) và C2H4(OH)2 (0,07)
E gồm (Bấm hệ nNaOH, nCH3OH, mE để tính số mol)
X là CH2(COOCH3)2: 0,02 mol
Y là (CH3COO)2C2H4: 0,01 mol
Z là CH3COO-CH2-CH2-OOC-CH2-COO-CH3: 0,06 mol
—> mZ = 0,06.204 = 12,24 gam