Hỗn hợp E gồm chất X (CnH2n+2N2O6) và chất Y (CmH2m+6N2O3) có tỉ lệ mol tương ứng 7 : 8. Đốt cháy hoàn toàn a gam E cần vừa đủ 1,265 mol O2, thu được 1,27 mol H2O. Mặt khác, cho a gam E tác dụng hết với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được một ancol Z; một amin T đơn chức ở thể khí và x gam hỗn hợp muối khan gồm ba muối (trong đó có muối của axit cacboxylic đa chức).
Câu 1. Biết Z và T có số nguyên tử cacbon khác nhau. Giá trị của x là
A. 32,53. B. 31,55. C. 25,63. D. 30,57.
Câu 2. Biết Z và T có số nguyên tử cacbon bằng nhau. Giá trị của x bằng bao nhiêu?
A. 25,63. B. 30,57. C. 31,55. D. 32,53.
Câu trả lời tốt nhất
Đặt nX = 7e và nY = 8e
nO2 = 7e(1,5n – 2,5) + 8e.1,5m = 1,265 (1)
nH2O = 7e(n + 1) + 8e(m + 3) = 1,27 (2)
1,5.(2) – (1) —> e = 0,01
(2) —> 7n + 8m = 96
—> n = 8 và m = 5 là nghiệm duy nhất.
X là C8H18N2O6 (0,07) và Y là C5H16N2O3 (0,08)
Câu 1.
E + KOH —> Ancol + Amin + 3 Muối, trong đó muối đa chức phải tạo ra từ X, mặt khác Z, T có số C khác nhau nên E gồm:
Y là (C2H5NH3)2CO3 (0,08)
X là C2H5NH3OOC-CH2-COONH3-CH2-COOCH3
(Có thể đổi thành amin bậc 2 hoặc chuyển CH2 từ muối đa chức qua muối của amino axit)
Muối khan gồm K2CO3 (0,08), CH2(COOK)2 (0,07) và GlyK (0,07)
—> m muối = 31,55 gam
Câu 2.
E + KOH —> Ancol + Amin + 3 Muối, trong đó muối đa chức phải tạo ra từ X, mặt khác Z, T có cùng C nên E gồm:
Y là (C2H5NH3)2CO3 (0,08)
X là C2H5NH3OOC-COONH3-CH2-COOC2H5
(Có thể đổi thành amin bậc 2 hoặc chuyển CH2 từ muối đa chức qua muối của amino axit)
Muối khan gồm K2CO3 (0,08), (COOK)2 (0,07) và GlyK (0,07)
—> m muối = 30,57 gam
Thầy ơi bài này đáp án A.32,53 gam cũng đúng ạ, nếu X là chất này vẫn thoả mãn luôn
(X)CH3NH3OOCCH2NH3OOC-(CH2)2-COOCH3 : 0,07
Vậy phải chọn đáp án nào thầy?