Hỗn hợp E gồm X (C7H16O6N2) và Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được ancol etylic, hai amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, có tỉ khối so với H2 bằng 16,9 và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được hỗn hợp T gồm hai muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, trong đó có 1 muối của axit cacboxylic và 1 muối của α-amino axit. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ hơn trong T là
A. 25,5%. B. 74,5%. C. 66,2%. D. 33,8%.
Câu trả lời tốt nhất
M amin = 33,8 —> CH3NH2 (4 mol) và C2H5NH2 (1 mol)
—> Y là CH3NH3OOC-COONH3C2H5 (1 mol)
—> X là CH3NH3OOC-COONH3-CH2-COO-C2H5 (3 mol)
Muối khan gồm (COOK)2 (4 mol) và GlyK (3 mol)
—> %GlyK = 33,80%
thưa thầy, e viết ct của X là CH3NH3OOC-CH2(NH2)-OOC-COOC2H5 sai ở đâu ạ?thầy có thể cho e biết cơ chế pu của X khi td với KOH đc ko ạ ?e cảm ơn
ad cho em hỏi có phải đề này cho không rõ ràng không ạ? vì viết như kia em hiểu là có mỗi Y 2 chức nên viết ra 1 th khác nữa ạ
Ad cho em hỏi có file bài riêng về dạng bài kiểu này không ạ.