Hỗn hợp E gồm X, Y là hai axit no, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp; Z, T là 2 este (đều hai chức, mạch hở; Y và Z là đồng phân của nhau; MT – MZ = 14). Đốt cháy hoàn toàn 12,84 gam E cần vừa đủ 0,37 mol O2. Mặt khác, cho 12,84 gam E phản ứng vừa đủ với NaOH, cô cạn thu được hỗn hợp muối cacboxylat khan G và hỗn hợp H gồm 3 ancol. Cho toàn bộ H vào bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 2,72 gam và có 0,04 mol H2 thoát ra. Khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là
A. 8,1 gam. B. 4,86 gam. C. 6,48 gam. D. 3,24 gam.
Câu trả lời tốt nhất
Y và Z là đồng phân nên X, Y cũng 2 chức
X, Y no nên Z, T cũng no.
X, Y, Z, T có công thức chung là CnH2n-2O4 (e mol)
CnH2n-2O4 + (1,5n – 2,5)O2 —> nCO2 + (n – 1)H2O
nO2 = e(1,5n – 2,5) = 0,37
mE = e(14n + 62) = 12,84
—> ne = 0,43 và e = 0,11 —> n = 43/11
X là CH2(COOH)2; Y là C2H4(COOH)2; Z là C4H6O4 và T là C5H8O4
Từ Z và T tạo ra 3 ancol nên este có cấu tạo:
Z là (HCOO)2C2H4 (z mol)
T là CH3-OOC-COO-C2H5 (t mol)
Các ancol gồm C2H4(OH)2 (z), CH3OH (t), C2H5OH (t)
nH2 = z + 0,5t + 0,5t = 0,04
mAncol = 62z + 32t + 46t = 2,72 + 0,04.2
—> z = t = 0,02
Đặt x, y là số mol X, Y
nE = x + y + z + t = e = 0,11
nC = 3x + 4y + 4z + 5t = ne = 0,43
—> x = 0,03 và y = 0,04
Muối lớn nhất là muối của Y: C2H4(COONa)2 (0,04 mol)
—> mC2H4(COONa)2 = 6,48 gam