Hỗn hợp khí A gồm C2H2, C2H4 và H2. Dẫn m gam hỗn hợp A vào bình kín chứa xúc tác Ni rồi nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Dẫn toàn bộ lượng khí B vào dung dịch brom dư thấy khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 5,22 gam và thoát ra 1,12 lít hỗn hợp khí C. Tỉ khối của C so với H2 là 6,6. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn lượng khí B ở trên cần vừa đủ V lít khí O2, thu được CO2 và hơi nước có thể tích bằng nhau. Tính m, V. (Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn).
Câu trả lời tốt nhất
mA = mB = m bình tăng + mC = 5,88
Đốt B tạo nCO2 = nH2O = a
—> mB = 12a + 2a = 5,88 —> a = 0,42
Bảo toàn O —> 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
—> nO2 = 0,63 —> V = 14,112 lít
****
Nếu muốn tính số mol từng chất trong B:
C gồm C2H6 (u) và H2 (v)
nC = u + v = 0,05
mC = 30u + 2v = 0,05.6,6.2
—> u = 0,02; v = 0,03
Trong B có C2H2 (x) và C2H4 (y)
m bình tăng = 26x + 28y = 5,22
nCO2 = nH2O ⇔ 2x + 2y + 2u = x + 2y + 3u + v
—> x = 0,05; y = 0,14