Hỗn hợp M chứa 2 peptit X và Y (hơn kém nhau một liên kết peptit). Cho 44,47 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,54 mol NaOH thì thu được 61,21 gam hỗn hợp Z chứa các muối của axit glutamic, lysin, alanin và valin. Cho Z phản ứng với lượng dư dung dịch HCl thì thấy lượng HCl phản ứng là 1,01 mol. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 1,54 mol CO2. Phần trăm khối lượng của peptit có phân tử khối lớn hơn trong M gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 75% B. 43% C. 39% D. 60%
Câu trả lời tốt nhất
Quy đổi Z thành C2H3ON (a), CH2 (b), CO2 (c), NH (d), NaOH (a + c) và H2O (-c)
mZ = 57a + 14b + 44c + 15d + 40(a + c) – 18c = 61,21
nNaOH = a + c = 0,54
nHCl = a + d + 0,54 = 1,01
nCO2 = 2a + b + c – 0,54/2 = 1,54
—> a = 0,37; b = 0,9; c = 0,17; d = 0,1
—> nGlu = c = 0,17 và nLys = d = 0,1
nAla = u và nVal = v
nN = u + v + 0,17 + 0,1.2 = a + d
nC = 3u + 5v + 0,17.5 + 0,1.6 = 1,54 + 0,54/2
—> u = 0,07 và v = 0,03
Bảo toàn khối lượng cho M + NaOH —> nH2O = 0,27
—> nM = nH2O – nGlu = 0,1
—> Số CONH = a/0,1 – 1 = 2,7
—> X là tripeptit (x mol) và Y là tetrapeptit (y mol)
nM = x + y = 0,1
nCONH = 2x + 3y = 2,7.0,1
—> x = 0,03 và y = 0,07
Ghép các amino axit Glu (0,17), Lys (0,1), Ala (0,07) và Val (0,03) ta có:
X là Glu-Lys-Val (0,03)
Y là Glu-Glu-Lys-Ala (0,07) —> %Y = 74,77%