Hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon có cùng số nguyên tử cacbon (có số mol bằng nhau và số nguyên tử cacbon ≤ 4). Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp X (đktc) bằng lượng oxi dư rồi cho sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 3,9 gam, lọc bỏ phần kết tủa, sau thí nghiệm thấy khối lượng dung dịch trong bình đựng Ca(OH)2 giảm 2,1 gam so với trước phản ứng.
a) Xác định CTPT của mỗi chất trong X và tìm giá trị V.
b) Trộn 2 lít hỗn hợp X với 10 lít hỗn hợp khí Y gồm C3H8, C3H6, H2, C3H4 thu được hỗn hợp khí Z. Đem nung nóng hỗn hợp Z với xúc tác Ni, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8 lít một chất khí duy nhất (các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Tính tỉ khối của hỗn hợp Y so với H2.
c) Dẫn 5,6 lít Y (đktc) vào bình đựng brom dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom giảm đi m gam. Tìm giá trị của m
Câu trả lời tốt nhất
nCO2 = u và nH2O = v
Δm bình = 44u + 18v = 3,9
Δm dung dịch = 3,9 – 100u = -2,1
—> u = 0,06; v = 0,07
nH2O > nCO2 nên có ít nhất 1 ankan.
Hai chất cùng số mol và cùng số C nên:
TH1: C3Hx (0,01) và C3H8 (0,01)
nH = 0,01x + 0,01.8 = 0,07.2 —> x = 6
(Các trường hợp C2Hx và C2H6; C4Hx và C4H10 làm tương tự)
X gồm C3H6 (0,01) và C3H8 (0,01) —> V = 4,48 lít
1 lít C3H6 + 1 lít C3H8 + 10 lít Y —> 8 lít C3H8
⇔ 1 mol C3H6 + 1 mol C3H8 + 10 mol Y —> 8 mol C3H8
—> mY = 8.44 – 1.42 – 1.44 = 266
—> MY = 266/10 = 26,6 —> dY/H2 = 13,3
nBr2 = nH2 = 1 + 1 + 10 – 8 = 4
nBr2 phản ứng với Y = 4 – 1 = 3
Tỉ lệ: 10 mol Y phản ứng với 3 mol Br2
0,25 mol Y phản ứng với 0,25.3/10 = 0,075 mol Br2
—> mBr2 phản ứng = 12 gam