Hỗn hợp X gồm các kim loại Al, Fe, Ba. Chia X thành 3 phần bằng nhau:
• Phần I tác dụng với nước (dư), thu được 0,896 lít H2.
• Phần II tác dụng với 50 ml dung dịch NaOH 1M (dư), thu được 1,568 lít H2.
• Phần III tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,24 lít H2.
(Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn).
1. Tính phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp X.
2. Sau phản ứng ở phần II, lọc, được dung dịch Y. Tính thể tích dung dịch HCl 1M cần thêm vào dung dịch Y để:
a) Thu được lượng kết tủa nhiều nhất.
b) Thu được 1,56 gam kết tủa.
Câu trả lời tốt nhất
Phần 1 —> nH2 = 0,04
Phần 2 —> nH2 = 0,07
Phần 2 thu được nhiều H2 hơn phần 1 nên phần 1 có Al dư, phần 2 Al tan hết, kiềm dư.
Đặt a, b, c là số mol Ba, Al, Fe trong mỗi phần.
Phần 1: Ba tan hết, nAl phản ứng = 2a
Bảo toàn electron —> 2a + 3.2a = 0,04.2
Phần 2:
Bảo toàn electron —> 2a + 3b = 0,07.2
Phần 3:
Bảo toàn electron —> 2a + 3b + 2c = 0,1.2
—> a = 0,01; b = 0,04; c = 0,03
—> %Ba = 33,17%; %Al = 26,15% và %Fe = 40,68%
Y chứa Ba2+ (0,01), Na+ (0,05), AlO2- (0,04) và OH-.
b1.
Y + HCl —> Kết tủa max + Dung dịch chứa Ba2+ (0,01), Na+ (0,05), bảo toàn điện tích —> nCl- = 0,07
—> V = 0,07 lít.
b2.
TH1: Y + HCl —> Al(OH)3 (0,02 mol) + Dung dịch chứa Ba2+ (0,01), Na+ (0,05), AlO2- (0,04 – 0,02 = 0,02), bảo toàn điện tích —> nCl- = 0,05
—> V = 0,05 lít
TH2: Y + HCl —> Al(OH)3 (0,02 mol) + Dung dịch chứa Ba2+ (0,01), Na+ (0,05), Al3+ (0,04 – 0,02 = 0,02), bảo toàn điện tích —> nCl- = 0,13
—> V = 0,13 lít