Hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3. Cho m gam X vào nước dư, khuấy đều thấy còn lại (m – 14,4) gam hỗn hợp Y gồm hai kim loại. Nếu hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chỉ chứa (2m – 13,56) gam các muối clorua của kim loại và hỗn hợp T gồm hai khí, trong đó có một khí hóa nâu. Tỉ khối của T so với H2 bằng 12,2. Cho dung dịch NaOH dư vào Z, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 26,0 gam rắn khan. Cho các nhận định sau:
(a) Giá trị của m là 29,2 gam.
(b) Cho Y vào dung dịch HCl dư, thu được 2,688 lít khí H2 (đktc).
(c) Tổng khối lượng các muối trong Z là 44,84 gam.
(d) Dung dịch Z hòa tan tối đa 2,24 gam bột Cu.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số nhận định đúng là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu trả lời tốt nhất
X + H2O —> Y gồm Fe, Cu nên dung dịch chỉ có Fe(NO3)2 (14,4/180 = 0,08 mol)
Khí T gồm NO và H2, bảo toàn N —> nNO = 0,16
MT = 24,4 —> nH2 = 0,04
nHCl = nH+ = 4nNO + 2nH2 = 0,72
Bảo toàn H —> nH2O = 0,32
Bảo toàn khối lượng:
m + 0,72.36,5 = 2m – 13,56 + mT + mH2O
—> m = 29,2 —> (a) đúng.
Dung dịch Z chứa Fe3+ (a), Fe2+ (b), Cu2+ (c) và Cl- (0,72)
Bảo toàn điện tích: 3a + 2b + 2c = 0,72
m muối = 56(a + b) + 64c + 0,72.35,5 = 2m – 13,56
m rắn = 160(a + b)/2 + 80c = 26
—> a = 0,07; b = 0,12; c = 0,135
Bảo toàn Fe —> Y chứa Fe (a + b – 0,08 = 0,11) và Cu (0,135)
Y + HCl dư —> nH2 = 0,11 —> V = 2,464 lít: (b) sai
m muối trong Z = 2m – 13,56 = 44,84: (c) đúng
Z hòa tan nCu = a/2 = 0,035 —> mCu = 2,24: (d) đúng