Neo Pentan

Một nhóm học sinh dự đoán “dung dịch copper (II) sulfate phản ứng được với dung dịch ammonia (do có tính base) nhưng không phản ứng được với dung dịch HCl (do không sinh ra sản phẩm kết tủa hoặc khí)”. Từ đó, học sinh tiến hành thí nghiệm sau:
– Hòa tan chất rắn màu trắng CuSO4 khan vào nước thu được dung dịch màu xanh (dung dịch A).
– Thêm vài giọt dung dịch ammonia vào dung dịch A thấy xuất hiện kết tủa B màu xanh nhạt. Sau phản ứng thu được hỗn hợp gồm dung dịch và kết tủa B có công thức [Cu(OH)2(OH2)4] (hỗn hợp C).
– Thêm tiếp dung dịch ammonia dư vào hỗn hợp C thấy kết tủa tan, tạo thành dung dịch đồng nhất màu xanh lam (dung dịch D) chứa phức [Cu(NH3)4(OH2)2]2+.
– Cho dung dịch HCl đặc vào dung dịch A thấy dung dịch chuyển sang màu vàng (dung dịch E) chứa phức [CuCl4]2-.
a) Dung dịch A chứa phức aqua có công thức [Cu(OH2)6]2+.
b) Trong phân tử phức kết tủa B, có chứa hai loại phối tử khác nhau.
c) Từ kết quả thí nghiệm chứng tỏ dung dịch copper (II) sulfate có xảy ra phản ứng với dung dịch HCl đặc.
d) Khi xảy ra phản ứng giữa dung dịch ammonia dư và hỗn hợp C, có sự thay thế 4 phối tử nước trong phức kết tủa B bằng 4 phối tử ammonia.

Neo Pentan chọn trả lời