Một nhóm học sinh tiến hành mạ đồng (copper) cho một chiếc chìa khóa bằng hợp kim Fe-Zn, quá trình tiến hành được thực hiện như sau:
– Cho vào cốc thủy tinh 200 mL dung dịch CuSO4 1 M.
– Nhúng 1 lá đồng vào dung dịch và nối với cực dương của nguồn điện 1 chiều.
– Nhúng chìa khóa chìm trong dung dịch và nối với cực âm của nguồn điện.
a. Khối lượng dung dịch trong cốc không đổi trong quá trình phản ứng (coi nước bay hơi không đáng kể).
b. Nếu không nối chìa khóa với nguồn điện thì trên bề mặt chìa khóa vẫn có lớp kim loại màu đỏ bám vào.
c. Chiếc chìa khóa đóng vai trò là anode.
d. Màu xanh của dung dịch trong cốc nhạt dần.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Đúng, do 2 điện cực xảy ra 2 quá trình ngược nhau: Cu bị oxi hóa tại anode và Cu2+ bị khử tại cathode nên khối lượng dung dịch trong cốc không đổi trong quá trình điện phân.
(b) Đúng, chìa khóa bằng hợp kim Fe-Zn có thể tự khử Cu2+ mà không cần nguồn điện.
(c) Sai, chìa khóa là cathode.
(d) Sai, lượng Cu2+ không đổi nên màu xanh của dung dịch trong cốc không thay đổi.