Lê Hoàng Tuấn

Một trong số các phương pháp bảo vệ chống ăn mòn kim loại được sử dụng rộng rãi là phương pháp bảo vệ cathode. Trong phương pháp này, người ta nối hoặc cho kim loại cần được bảo vệ tiếp xúc với kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (kim loại hi sinh).

a) Dựa vào kiến thức hóa học em biết, em hiểu như thế nào là kim loại hi sinh?

b) Hãy chỉ ra tất cả các phát biểu đúng trong số các phát biểu sau đây:

i) Sắt bị gi nhanh hơn khi tiếp xúc với kẽm và bị gỉ chậm hơn khi tiếp xúc với đồng.

ii) Kim loại hi sinh luôn có thế điện cực chuẩn cao hơn kim loại cần được bảo vệ.

iii) Các electron dịch chuyển từ kim loại hi sinh tới kim loại được bảo vệ.

iv) Nếu thanh kẽm không tiếp xúc hoặc không nối với thanh sắt thì thanh kẽm vẫn bị ăn mòn khi tiếp xúc với nước biển nhưng nó không bảo vệ được thanh sắt khỏi sự ăn mòn.

c) Trong một thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tới khả năng sử dụng kẽm để bảo vệ chống ăn mòn thép, một khối kẽm có khối lượng 25,0 gam được gắn lên một thiết bị bằng thép đặt trong nước biển. Sau một thời gian, cân lại khối kẽm thấy khối lượng là 28,0 gam. Giả thiết rằng trong quá trình làm việc, toàn bộ sản phẩm oxi hóa kẽm là Zn(OH)2 bám lên khối kẽm.

i) Tính% Zn đã bị oxi hóa.

ii) Tính thời gian (theo ngày ) tối đa mà khối kẽm có thể sử dụng để bảo vệ thiết bị, biết dòng điện trung bình sinh ra là 25 mA.

Neo Pentan chọn trả lời