NaOH rắn có khả năng hấp thụ mạnh khí CO2 và hơi nước, kết quả là NaOH khi để lâu thường có tạp chất Na2CO3 và nước. Nhằm đánh giá độ tinh khiết của NaOH, một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm như sau:
• Bước 1: Đun nóng 10 gam mẫu rắn X đến nhiệt độ 200oC trong chân không, sau thời gian đủ lâu để nguội và đem cân lại được 9,8 gam.
• Bước 2: Hoà tan hoàn toàn 9,8 gam mẫu rắn vào 400ml dung dịch HCl 1M và đun nóng, thu được dung dịch Y.
• Bước 3: Lấy 10ml dung dịch Y, đem chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,2M với chỉ thị phenolphtalein cho đến khi xuất hiện màu hồng bền khoảng 30 giây (coi như đạt đến tiểm tương đương) và ghi lại thể tích dung dịch NaOH. Thực hiện 3 lần liên tiếp được giá trị trung bình của dung dịch NaOH là 19,8ml.
a. Trong bước 1, khối lượng chất rắn giảm bằng lượng nước đã hấp thụ vào mẫu rắn.
b. Trong bước 2, thực hiện đun nóng dung dịch nhằm làm cho phản ứng diễn ra nhanh hơn.
c. Trong bước 3, màu hồng xuất hiện khi HCl trong dung dịch đã hết.
d. Hàm lượng NaOH trong mẫu rắn ban đầu là 92,5%.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Đúng
(b) Sai, đun nóng để đuổi toàn bộ CO2 thoát ra khỏi dung dịch (độ tan chất khí giảm khi nhiệt độ tăng).
(c) Đúng, HCl hết, một lượng nhỏ NaOH dư sẽ làm chỉ thị phenolphtalein chuyển màu hồng.
(d) Đúng
nHCl dư trong 10 mL Y = nNaOH = 0,2.19,8 = 3,96 mmol
—> nHCl dư trong 400 mL Y = 0,1584 mol
9,8 gam mẫu rắn gồm NaOH (a), Na2CO3 (b)
—> 40a + 106b = 9,8
nHCl = a + 2b + 0,1584 = 0,4
—> a = 1878/8125; b = 17/3250
—> %NaOH = 40a/10 = 92,5%