Người ta thực hiện 2 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Hòa tan 32,5 gam một kim loại M (hóa trị II) trong 400ml dung dịch H2SO4 cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được V lít khí X (đktc) và còn dư m gam kim loại M không tan. Khí X bay ra cho tác dụng với lượng vừa đủ FeO nung nóng đỏ, thu được một lượng Fe.
Thí nghiệm 2: lấy lượng Fe thu được ở thí nghiệm 1 đem trộn chung với kim loại M còn dư trong thí nghiệm 1, thu được hỗn hợp kim loại. Đem hòa tan hỗn hợp này bằng 160ml dung dịch H2SO4 có nồng độ mol gấp 5 lần nồng độ axít đã dùng ở thí nghiệm 1, khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và cũng còn dư 5,6 gam một kim loại không tan. Xác định kim loại M
Câu trả lời tốt nhất
Trong TN2 kim loại còn dư nên axit đã hết.
—> nH2SO4 = nH2 = 0,4 —> CM H2SO4 = 2,5M
—> CM H2SO4 (TN1) = 2,5/5 = 0,5
—> nH2SO4 (TN1) = 0,4.0,5 = 0,2
—> nFe = nH2 (TN1) = 0,2
nH2 tổng = 0,6
Nếu kim loại dư là Fe —> nFe phản ứng = 0,2 – 0,1 = 0,1
nH2 tổng = nM + nFe phản ứng —> nM = 0,5
—> M = 32,5/0,5 = 65: M là Zn
Nếu kim loại dư là M —> mM phản ứng = 32,5 – 5,6 = 26,9
nH2 tổng = nM phản ứng + nFe = 0,6
—> nM phản ứng = 0,4
—> M = 26,9/0,4 = 67,25: Loại.