Nung m gam hỗn hợp A gồm FeS và FeS2 trong 1 bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn B và hỗn hợp khí C có thành phần thể tích N2 = 84,77%, SO2 = 10,6% còn lại là oxi. Hòa tan chất rắn B bằng dung dịch H2SO4 vừa đủ dung dịch thu được cho tác dụng với Ba(OH)2 dư lọc lấy kết tủa làm khô, nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thứ được 12,855 gam chất rắn
a. Tính% khối lượng các chất trong A
b. Tính m
c. Giả sử dụng tích của bình là 1,232 lít ở nhiệt độ và áp suất ban đầu là 27,3°C và 1 atm, sau khi nung chất A ở t°C cao, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình là p. Tính áp suất gây ra trong bình bởi mỗi khí có trong hỗn hợp khí C
Câu trả lời tốt nhất
Đặt a, b là số mol FeS và FeS2
B + H2SO4 —> nFe2(SO4)3 = (a + b)/2
—> 160(a + b)/2 + 233(1,5a + 1,5b) = 12,855 (1)
%VO2 = 4,63
nSO2 = a + 2b —> nO2 dư = 4,63(a + 2b)/10,6
nN2 = 84,77(a + 2b)/10,6
—> nO2 ban đầu = 2(a + 2b)
nO2 phản ứng = 1,75a + 2,75b = 2(a + 2b) – 4,63(a + 2b)/10,6 (2)
(1)(2) —> a = 0,02; b = 0,01
—> FeS (59,46%) và FeS2 (40,54%)
C gồm SO2 (0,04), O2 dư (0,0175), N2 (0,32)
nSO2 = 0,04 = pV/RT —> pSO2 = 0,8 atm
nO2 dư = 0,0175 = pV/RT —> pO2 = 0,35 atm
nN2 = 0,32 = pV/RT —> pN2 = 6,4 atm