Hỗn hợp X chứa một oxit sắt, 0,02 mol Cr2O3 và 0,04 mol Al. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư thu được 0,896 lít SO2 ở (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Phần 2 tác dụng vừa đủ 250 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Z và 0,336 lít H2 ở (đktc), dung dịch Z tác dụng tối đa x mol NaOH thu được 6,6 gam hỗn hợp kết tủa và một dung dịch chứa y gam muối. Biết các phản ứng xẩy ra trong môi trường không có oxi. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 0,27. B. 0,3. C. 0,28. D. 0,25.
Giá trị của y là
A. 19,315. B. 25,915. C. 17,335. D. 18,475.
Câu trả lời tốt nhất
Bảo toàn electron:
2nSO2 = 3nAl + n oxit sắt
—> n oxit sắt = 0,02
nHCl = 0,25, nH2 = 0,015 —> nH2O = 0,11
—> nO trong oxit sắt = 0,11 – 0,01.3 = 0,08
—> Số O = 0,08/0,02 = 4 —> Fe3O4
Sau phản ứng với NaOH thì dung dịch tạo thành chứa: Na+ (x), Cl- (0,25), AlO2- (0,02), CrO2- (a) (Tổng y gam)
Bảo toàn điện tích:
x = 0,25 + 0,02 + a (1)
Bảo toàn Cr —> nCr trong ↓ = 0,02 – a
Bảo toàn Fe —> nFe trong ↓ = 0,06
m↓ = 6,6 —> nOH- trong ↓ = (2,2 + 52a)/17
—> x = (2,2 + 52a)/17 + 0,02.4 + 4a (2)
Giải hệ (1)(2) —> x = 0,28 và a = 0,01
—> y = 17,335 gam
Cho e hỏi là lm s bt dc kết tủa cr(oh)3 tan trong naoh k hết trog khi đề bảo tan tối đa ạ??
Cho e hỏi là lm s bt dc kết tủa cr(oh)3 tan trong naoh k hết trog khi đề bảo tan tối đa ạ??
dạ ad ơi, cho em hỏi tại sao chắc chắn ko có H+ dư sau khi phản ứng với HCl ạ, nếu ko chắc chắn có H+ dư thì sao ta tính được nH2O để từ đó tính nO đc ạ
tại nta nói là “dung dịch Z”, ko phải “dung dịch muối” ạ, e cứ bị cấn đoạn này 🙁
Thầy ơi , cho em hỏi , sao mà biết được nhôm tan hết rồi ạ , thầy giúp em với( chỗ cho NaOH vào á thầy)
thầy ơi, quá trình từ CrCl2 (trong Z) thành CrO2- như thế nào v thầy?