Phân tích một mẫu nước ngầm có pH = 5,5 và tổng nồng độ cation Fe²⁺ và Fe³⁺ là 5 mg/L, không đạt chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (Theo QCVN 01-1:2024/BYT, hàm lượng sắt tối đa cho phép trong nước sinh hoạt là 0,3 mg/L, pH trong khoảng 6 – 8,5).
a) Fe²⁺ và Fe³⁺ trong nước tồn tại dưới dạng phức chất.
b) Fe²⁺ và Fe³⁺ là một trong những nguyên nhân làm cho pH của nước không đạt tiêu chuẩn.
c) Không thể xác định hàm lượng Fe²⁺ và Fe³⁺ trong nước bằng cách sử dụng KMnO₄ để chuẩn độ trực tiếp.
d) Có thể dùng vôi để loại bỏ các cation Fe²⁺, Fe³⁺ đồng thời cải thiện độ pH của nước.
e) Một trong những phương pháp xử lý nước chứa Fe hiệu quả là oxy hóa Fe²⁺ thành Fe³⁺ rồi kết tủa Fe(OH)₃ bằng cách nâng pH.
f) Nếu pH nước được điều chỉnh lên khoảng 7,5–8 thì Fe³⁺ sẽ kết tủa dưới dạng Fe(OH)₃ không tan.
Số phát biểu sai?
Câu trả lời tốt nhất
(a) Đúng
(b) Đúng, Fe2+, Fe3+ bị thủy phân tạo môi trường acid.
(c) Đúng, chuẩn độ trực tiếp bằng KMnO4 chỉ xác định được hàm lượng Fe2+.
(d) Đúng, vôi cung cấp OH- làm tăng pH của nước đồng thời loại bỏ Fe2+, Fe3+ ở dạng hydroxide kết tủa.
(e) Đúng, cho nước tiếp xúc không khí qua dàn phun để oxy hóa Fe2+ thành Fe3+ rồi kết tủa Fe(OH)3 bằng cách nâng pH.
(f) Đúng