Phản ứng thuận nghịch giữa 3 chất A, B, C ở trạng thái khí:
A + 2B <===> C
xảy ra trong bình kín ở nhiệt độ không đổi. Lúc cân bằng nồng độ A là 0,6 mol/l, của B là 1,2 mol/l và của C là 2,16 mol/l. Sau khi thêm vào bình một lượng chất B và khi hệ đạt tới trạng thái cân bằng mới thì nồng độ C bằng 2,3 mol/l. Tính nồng độ chất B ở trạng thái cân bằng mới và lượng chất B thêm vào (ứng với mỗi lít dung tích của bình) bằng bao nhiêu?
Câu trả lời tốt nhất
K = 2,16/(0,6.1,2.1,2) = 2,5
Nồng độ mới của B là 1,2 + x
Nồng độ C tạo ra thêm là 2,3 – 2,16 = 0,14
A + 2B <===> C
0,6…….1,2+x…………..2,16
0,14…….0,28……………0,14
0,46…..x + 0,92………..2,3
—> K = 2,3/(0,46.(x + 0,92)) = 2,5
—> x = 1,08
Nồng độ B ở trạng thái cân bằng mới = x + 0,92 = 2
Mỗi lít dung tích của bình đã thêm 1,08 mol B