Pin Volta được nhà vật lý, hóa học Volta phát minh năm 1800 dựa trên khám phá của Galvani. Volta đã xếp những tấm kẽm (zinc) và đồng (copper) thành từng cặp xen kẽ với nhau, mỗi cặp ngăn cách nhau bởi miếng xốp thấm đẫm dung dịch H₂SO₄ loãng (hình minh họa). Cuối cùng, Volta nối điểm đầu với điểm cuối bằng một sợi dây dẫn, trên dây dẫn nối thêm một bóng điện và nhận thấy bóng điện sáng.
a) Suất điện động của pin trong sơ đồ trên là tổng suất điện động của các pin tạo bởi các tấm zinc (Zn) và copper (Cu).
b) Khi pin hoạt động, tại tấm Zn xảy ra quá trình oxi hóa Zn thành Zn²⁺ và tại tấm Cu xảy ra quá trình khử Cu²⁺ thành Cu.
c) Khi thay tấm xốp được thấm đẫm dung dịch H₂SO₄ loãng bằng các tấm xốp được thấm đẫm dung dịch HCl, bóng điện vẫn sáng.
d) Nếu thay các tấm kẽm bằng các tấm sắt, giữ nguyên điều kiện khác thì sức điện động của pin sẽ tăng lên.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Đúng, các pin mắc nối tiếp nên suất điện động của pin trong sơ đồ trên là tổng suất điện động của các pin tạo bởi các tấm zinc (Zn) và copper (Cu).
(b) Sai:
Anode (tấm Zn): Zn —> Zn2+ + 2e
Cathode (tấm Cu): 2H+ + 2e —> H2
(c) Đúng, HCl cũng tạo môi trường điện li và cung cấp H+ như H2SO4 nên đèn vẫn sáng.
(d) Sai, Fe có tính khử yếu hơn Zn nên sức điện động giảm.