Thả một đinh sắt nặng mị gam đã được đánh sạch bề mặt vào cốc chứa dung dịch copper(II) sulfate màu xanh. Sau một thời gian thấy toàn bộ lượng đồng sinh ra đã bám vào “đinh sắt” (thực chất là phần đinh sắt chưa phản ứng). Lấy “đinh sắt” ra khỏi cốc dung dịch, sấy khô, đem cân được m2 gam.
a. Phản ứng diễn ra là: 2Fe(s)+3Cu²+(aq) → 2Fe3+ (aq)+3Cu(s)
b. Màu xanh của dung dịch copper(II) sulfate đậm dần.
c. So sánh, thu được kết quả m2 > m₁.
d. Nếu thay đinh sắt ban đầu bằng thanh nhôm thì màu xanh của dung dịch không thay đổi.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Sai: Fe + Cu2+ —> Fe2+ + Cu
(b) Sai, màu xanh nhạt dần do lượng Cu2+ giảm dần.
(c) Đúng
(d) Sai, dùng Al thì màu xanh vẫn nhạt dần.
×