Thí nghiệm của các halogen với bông sắt cũng thể hiện tương quan về tính oxi hoá giữa các halogen.
Các hiện tượng thí nghiệm không theo thứ tự như sau:
(1) Bông sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu.
(2) Bông sắt cháy vừa phải tạo thành làn khói màu nâu.
(3) Bông sắt cháy sáng mờ và từ từ, có ít chất rắn màu xám tạo thành.
Cho các nhận định:
a) Phản ứng tổng quát của iron trong 3 thí nghiệm là: 2Fe + 3X2 → 2FeX3
b) Hiện tượng trên ứng với 3 thí nghiệm lần lượt là: 1-II; 2 – III, 3 – I, chứng minh rằng tính oxi hóa của Cl2 > Br2 > I2.
c) Sản phẩm phản ứng của Fe trong 3 thí nghiệm trên đem tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 4 kết tủa
d) Nếu thay dung dịch KMnO4 ở thí nghiệm II bằng MnO2 (t°) hoặc NaClO thì sản phẩm phản ứng của Fe vẫn là FeCl3
Câu trả lời tốt nhất
(a) Sai, với Cl2, Br2 sản phẩm là FeCl3, FeBr3; với I2 sản phẩm là FeI2.
(b) Đúng
(c) Đúng, các kết tủa gồm AgCl, AgBr, AgI, Ag
(d) Đúng, MnO2 (t°) hoặc NaClO đều tạo Cl2 khi phản ứng với HCl đặc.