Thực hiện các thí nghiệm với 4 kim loại (X, Y, Z, T) và dung dịch muối của chúng (X2+, Y2+, Z+, T2+) cho kết quả như sau:
– X, T khử được ion Z+ trong dung dịch;
– Z+ không oxi hóa được Y;
– X không khử được T2+ trong dung dịch.
Dãy các cation sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa có thể là
A. Y2+, Z+, T2+, X2+. B. X2+, Y2+, Z+, T2+.
C. Z+, X2+, T2+, Y2+. D. T2+, X2+, Z+, Y2+.
Câu trả lời tốt nhất
X, T khử được ion Z+ trong dung dịch nên X, T, Z không tác dụng với H2O ở điều kiện thường, hoặc có tác dụng nhưng rất chậm (ví dụ Mg).
– X, T khử được ion Z+ trong dung dịch —> Tính oxi hóa Z+ > X2+, T2+ (1)
– X không khử được T2+ trong dung dịch —> Tính oxi hóa X2+ > T2+ (2)
TH1: Y không tác dụng với H2O ở điều kiện thường
– Z+ không oxi hóa được Y —> Tính oxi hóa Y2+ > Z+ (3)
(1)(2)(3) —> Y2+ > Z+ > X2+ > T2+
TH2: Y có tác dụng với H2O ở điều kiện thường, khi đó tính oxi hóa của Y2+ rất yếu (ion kim loại IIA) và xếp Y2+ cuối cùng.
(1)(2) —> Z+ > X2+ > T2+ > Y2+