Thực hiện thí nghiệm với 3 cốc đựng dung dịch HCl có cùng nồng độ mol và thể tích.
+) Thí nghiệm 1 thanh sắt nhúng vào dung dịch HCl
+) Thí nghiệm 2: thanh sắt được quấn sợi dây đồng nhúng vào dung dịch HCl
+) Thí nghiệm 3: thanh sắt được quấn sợi dây kẽm nhúng vào dung dịch HCl
Sắp xếp thứ tự phản ứng tăng dần sự ăn mòn của đinh sắt. Giải thích
Câu trả lời tốt nhất
Thứ tự: 3 < 1 < 2
TN3: Zn có tính khử mạnh hơn Fe nên Zn bị ăn mòn điện hóa, Fe được bảo vệ, vì vậy sự ăn mòn Fe là nhỏ nhất.
TN1: Fe bị ăn mòn hóa học, quá trình diễn ra chậm vì bọt khí H2 bao quanh thanh Fe ngăn cản Fe tiếp xúc với H+.
TN2: Fe có tính khử mạnh hơn Cu nên Fe bị ăn mòn điện hóa, quá trình ăn mòn nhanh do H2 thoát ra từ Cu.
×