Câu 1. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng.
(2) Cho ancol etylic phản ứng với Na
(3) Cho metan phản ứng với Cl2 (as)
(4) Cho dung dịch glucozơ vào AgNO3/NH3 dư, đun nóng.
(5) Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C = C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó chịu.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 2. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng.
(b) Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng.
(c) Sục khí etilen vào dung dịch Br2 trong CCl4.
(d) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.
(e) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(e) Cho ancol etylic đun nóng trong axit H2SO4 đặc, 140°C (coi như chỉ tạo ete).
(f) Cho dung dịch alanin tác dụng với dung dịch HCl.
(g) Cho Cu(OH)2 tác dụng với tetrapeptit Gly-Ala-Val-Ala.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu trả lời tốt nhất
Câu 1. Tất cả đều là phản ứng oxi hóa – khử:
(1) C2H4 + H2O + KMnO4 —> C2H4(OH)2 + KOH + MnO2
(2) C2H5OH + Na —> C2H5ONa + H2
(3) CH4 + Cl2 —> CH3Cl + HCl
(4) C5H11O5-CHO + AgNO3 + NH3 + H2O —> C5H11O5-COONH4 + Ag + NH4NO3
(5) Có phản ứng oxi hóa – khử.
Câu 2.
(a) C2H4 + H2O + KMnO4 —> C2H4(OH)2 + KOH + MnO2
(b) C2H5OH + CuO —> CH3CHO + Cu + H2O
(c) C2H4 + Br2 —> C2H4Br2
(d) C5H11O5-CHO + AgNO3 + NH3 + H2O —> C5H11O5-COONH4 + Ag + NH4NO3
(e) Fe2O3 + H2SO4 —> Fe2(SO4)3 + H2O
(e) C2H5OH —> C2H5OC2H5 + H2O
(f) NH2-CH(CH3)-COOH + HCl —> NH3Cl-CH(CH3)-COOH
(g) Phản ứng màu biurê (tạo phức màu tím, không oxi hóa khử)