Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp A gồm Al và một oxit sắt thu được hỗn hợp chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch C, phần không tan D và 0,672 lít khí H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch C đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất rồi lọc và nung kết tủa đến khối lượng không đổi được 5,1 gam chất rắn. Phần không tan D cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng chỉ thu được dung dịch E chứa một muối sắt duy nhất và 2,688 lít khí SO2 duy nhất (đktc). (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Trong hỗn hợp A, thành phần % khối lượng của Al gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 20%. B. 24%. C. 14%. D. 10%.
Câu trả lời tốt nhất
nAl2O3 = 0,05 —> nAl ban đầu = 0,1
nH2 = 0,03 —> nAl dư = 0,02
—> nAl pư = 0,08
—> nO trong oxit sắt = 0,12
D là Fe
nSO2 = 0,12
Nếu sản phẩm là Fe2+ —> nFe = 0,12 —> nFe : nO = 1 : 1: Oxit là FeO
—> mA = mAl + mO + mFe = 11,34
—> %Al = 23,81%
Nếu sản phẩm là Fe3+ —> nFe = 0,08 —> nFe : nO = 2 : 3: Oxit là Fe2O3
—> mA = mAl + mO + mFe = 9,1
—> %Al = 29,67%
Khi cho Fe tác dụng với H2SO4 đặc nóng thì Fe lên 3+. Nếu Fe dư mới tác dụng tiếp với Fe3+ xuống Fe2+ đúng không ạ?? Nếu vậy thì sao lại chia trường hợp Fe lên 2+ như lời giải ạ?