Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa theo các bước sau:
• Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 2 gam mỡ lợn và 5 mL dung dịch NaOH 40%.
• Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh và thỉnh thoảng thêm nước cất để tránh hỗn hợp phản ứng bị cạn.
• Bước 3: Sau khoảng 10 phút thì dừng đun và rót thêm vào hỗn hợp 10 mL dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để nguội hỗn hợp.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên trên.
B. Nếu thay thế mỡ lợn bằng dầu dừa thì phản ứng xà phòng hóa không diễn ra.
C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để làm tăng tốc độ phản ứng xà phòng hóa.
D. Trong hỗn hợp sản phẩm của phản ứng trên không chứa alcohol đa chức.
Câu trả lời tốt nhất
A. Đúng, lớp chất rắn màu trắng là muối sodum của acid béo, muối này ít tan trong dung dịch NaCl bão hòa, nhẹ hơn nên tách ra và nổi lên trên thành lớp chất rắn nhão, màu trắng.
B. Sai, mỡ lợn hay dầu dừa đều có thành phần chính là chất béo nên phản ứng xà phòng hóa vẫn diễn ra.
C. Sai, dung dịch NaCl bão hòa làm giảm độ tan muối sodum của acid béo đồng thời tăng tỉ trọng dung dịch hỗn hợp. Các yếu tố này giúp muối sodum của acid béo tách ra và nổi lên.
D. Sai, sản phẩm có alcohol đa chức là C3H5(OH)3.