Tính chất hóa học của axit
– Axit là hợp chất mà cấu tạo gồm có một hay nhiều nguyên tử Hiđro liên kết với một gốc axit
Ví dụ: HCl; H2SO4; H2CO3; HF; HNO3…
1. Tính chất hóa học
a) Axit làm đổi màu chất chỉ thị
– Dung dịch axit làm quỳ chuyển thành màu đỏ
b) Axit tác dụng với kim loại
– Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại (trừ Cu, Ag, Au, Pt) tạo thành muối và giải phóng khí H2
– Dãy hoạt động hóa học
K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au.
– Điều kiện: kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại thì tác dụng với axit.
Ví dụ:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2
Cu + HCl => không phản ứng
– Dung dịch axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng H2 (tính chất này sẽ được tìm hiểu ở chương trình THPT).
c) Axit tác dụng với bazơ
– Axit tác dụng với bazơ tạo muối và nước
Ví dụ:
2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
d) Axit tác dụng với oxit bazơ
– Axit tác dụng với oxit bazơ tạo ra muối và nước
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
e) Axit tác dụng với muối
* Điều kiện xảy ra phản ứng: thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện sau
+ Tạo ra chất khí
+ Tạo ra kết tủa
+ Tạo ra nước (hoặc axit yếu)
Ví dụ:
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
BaCO3 + HCl –> BaCl2 + H2CO3
Thực tế vì H2CO3 không bền => bị phân hủy luôn tạo thành CO2 và H2O nên phương trình đúng là
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O
NaCl không phản ứng với axit H3PO4 vì không tạo ra kết tủa, chất khí hay axit yếu.
2. Axit mạnh, axit yếu
– Axit chia làm 2 loại là axit mạnh và axit yếu
+ Axit mạnh: HNO3, H2SO4, HCl
+ Axit yếu: H2CO3, H2SO3, H3PO4, H2S