I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI
– Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (OH).
– Hóa trị của kim loại bằng số nhóm hidroxit
– Tên bazơ = tên kim loại (thêm hóa trị, nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hiđroxit
Ví dụ:
NaOH: Natri hiđroxit
Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit
– Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia bazơ thành 2 loại:
+ Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm):
Ví dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2.
+ Những bazơ không tan:
Ví dụ: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3…
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tác dụng với chất chỉ thị
– Làm quỳ tím chuyển sang màu xanh
– Làm dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu đỏ
2. Tác dụng với oxit axit
– Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
Ví dụ:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
6KOH + P2O5 → 2K3PO4 + 3H2O
3. Tác dụng với axit
– Bazơ tác dụng với axit tạo muối và nước
Ví dụ: Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
4. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy
Ví dụ: Cu(OH)2 (màu xanh) → CuO (màu đen) + H2O
NaOH không bị nhiệt phân vì NaOH tan.