Trộn đều 62,3 gam hỗn hợp X gồm BaO, BaCO3, KHCO3 rồi chia X thành hai phần bằng nhau:
– Phần 1: cho vào nước dư thu được 21,67 gam kết tủa.
– Phần 2: nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 27,09 gam chất rắn Y. Cho toàn bộ Y vào 78,82 gam H2O thu được m gam kết tủa và dung dịch Z. Coi trong quá trình thi nghiệm nước bay hơi không đáng kể, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn
a. Tìm giá trị của m và tính nồng độ phần trăm của mỗi chất tan trong dung dịch Z.
b. Hấp thụ hoàn toàn V lit khí CO2 (đo ở dktc) vào 50 gam dung dịch Z thu được 9,85 gam kết tủa. Tính V.
Câu trả lời tốt nhất
a.
Mỗi phần nặng 31,15, gồm BaO (a), BaCO3 (b) và KHCO3 (c)
—> 153a + 197b + 100c = 31,15 (1)
Phần 2: mY = 153(a + b) + 138.0,5c = 27,09 (2)
Phần 1:
Nếu a ≥ c —> nBaCO3 = b + c = 0,11 (3)
Nếu a < c —> nBaCO3 = a + b = 0,11 (4)
(1)(2)(3) —> a = 0,1; b = 0,05; c = 0,06
(1)(2)(4) —> Vô nghiệm.
Vậy Y gồm BaO (0,15) và K2CO3 (0,03). Cho Y vào H2O —> nBaCO3 = 0,03
—> m = mBaCO3 = 5,91
Z chứa Ba(OH)2 (0,12) và KOH (0,06)
mddZ = mY + mH2O – mBaCO3 = 100
C%Ba(OH)2 = 20,52% và C%KOH = 3,36%
b.
50 gam Z chứa Ba(OH)2 (0,06) và KOH (0,03)
nBaCO3 = 0,05
TH1: Không tạo HCO3- —> nCO2 = nBaCO3 = 0,05 —> V = 1,12 lít
TH2: Có tạo HCO3-, gồm Ba(HCO3)2 (0,06 – 0,05 = 0,01) và KHCO3 (0,03)
—> nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 + nKHCO3 = 0,1
—> V = 2,24 lít
Thầy ơi. Sau khi xét P1 có TH1 đúng ( a >c ) thì phản ứng
BaO + H2O -> Ba(OH)2
Ba(OH)2 + KHCO3 -> BaCO3 + KOH + H2O
Thì số mol KOH là = nKHCO3 = 0,06 (mol)
Còn dung dịch Z có KOH ( 0,06 mol ) từ phản ứng cho Y vào nước. Sao không cộng thêm nKOH ở phần trước với nKOH ( trong phần Z ) để tạo ra 0,12 mol vậy thầy. Mong thầy hiểu vấn đề em nói ra