Trong công nghiệp sản xuất động cơ ô tô, xi lanh thường được mạ một lớp chromium để tăng độ bền, chống ăn mòn, giảm ma sát. Nếu động cơ có kí hiệu 3.0 V6 nghĩa là động cơ này có 6 xi lanh với tổng dung tích là 3,0 lít. Quá trình mạ chromium được thực hiện bằng phương pháp điện phân dung dịch chứa CrO3 trong H2SO4 loãng. Một xưởng cần mạ một động cơ có kí hiệu 2.4 V4 với lớp chromium dày 20 µm. Biết khối lượng riêng của chromium là 7,2 g/cm³ và hiệu suất điện phân là 90%. Điện phân được thực hiện với cường độ dòng điện 50A. Cho biết Q = n.F = I.t, trong đó: Q là điện lượng, n là số mol electron đi qua dây dẫn, I là cường độ dòng điện (A), t là thời gian (giây), F là hằng số Faraday (F = 96500 C.mol¹).
Giả sử đường kính mặt trong của xi lanh động cơ 2.4 V4 là 8,5cm; Mcr=52 g/mol; chỉ mạ cho mặt trong của xi lanh.
Thời gian cần thiết để hoàn thành quá trình mạ trên là khoảng bao nhiêu giờ? (Làm tròn đến phần mười)
Trong công nghiệp sản xuất động cơ ô tô, xi lanh thường được mạ một lớp chromium để tăng độ bền, chống ăn mòn, giảm ma sát
×