X là một anpha–amino axit, có công thức phân tử H2NCxHyCOOH; Y là một đipeptit mạch hở (được tạo thành từ các anpha–amino axit có dạng H2NCmH2mCOOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,24 mol hỗn hợp E gồm X và Y, thu được 0,99 mol CO2 và 1,065 mol H2O. Mặt khác, đun nóng hoàn toàn E với dung dịch KOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp T gồm 3 muối khan. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong T là
A. 30,71%. B. 30,28%. C. 35,70%. D. 34,56%.
Câu trả lời tốt nhất
Đốt đipeptit có nCO2 = nH2O —> Đốt X có nCO2 < nH2O
—> X là chất no.
nX = 2(nH2O – nCO2) = 0,15
—> nY = 0,09
Đặt u, v là số C của X, Y
—> nCO2 = 0,15u + 0,09v = 0,99
—> 5u + 3v = 33
Do u ≥ 2 và v ≥ 5 —> u = 3, v = 6 là nghiệm duy nhất.
E + KOH —> 3 muối nên E gồm:
X là NH2-CH(CH3)-COOH (0,15 mol)
Y là NH2-CH2-CONH-CH(C2H5)-COOH (0,09 mol)
Muối gồm AlaK (0,15), GlyK (0,09), NH2-C3H6-COOK (0,09)
—> %NH2-C3H6-COOK = 30,28%