X là tripeptit, Y là tetrapeptit và Z là hợp chất có CTPT là C4H9NO4 (đều mạch hở). Cho 0,2 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,59 mol NaOH (vừa đủ). Sau phản ứng thu được 0,09 mol ancol đơn chức; dung dịch T chứa 3 muối (trong đó có muối của Ala và muối của một axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở) với tổng khổi lượng là 59,24 gam. Phần trăm khối lượng của X trong E là:
A. 16,45% B. 17,08% C. 32,16% D. 25,32%
Câu trả lời tốt nhất
Z + NaOH —> Ancol, muối của axit no, đơn chức nên Z là HCOONH3-CH2-COOCH3 (0,09 mol)
nE = nX + nY + 0,09 = 0,2
nNaOH = 3nX + 4nY + 0,09.2 = 0,59
—> nX = 0,03 và nY = 0,08
Do cấu tạo của Z như trên nên phần muối chứa:
AlaNa (a mol), GlyNa (b mol), HCOONa (0,09 mol)
—> nNaOH = a + b + 0,09 = 0,59
và m muối = 111a + 97b + 0,09.68 = 59,24
—> a = 0,33 và b = 0,17
Vậy trong peptit X, Y có chứa nAla = 0,33 và nGly = 0,17 – 0,09 = 0,08
X là (Gly)u(Ala)3-u
Y là (Gly)v(Ala)4-v
—> nGly = 0,03u + 0,08v = 0,08
—> 3u + 8v = 8
—> u = 0 và v = 1 là nghiệm duy nhất
X là (Ala)3; Y là (Gly)(Ala)3
—> mE = 42,12
—> %X = 16,45%