X, Y, Z là các chất hữu cơ (chứa C, H, O), mỗi chất chỉ chứa 1 loại nhóm chức. Khi cho X, Y phản ứng với nhau tạo ra Z. Có hỗn hợp E gồm số mol bằng nhau của X, Y, Z. Nếu cho E tác dụng hết với NaHCO3 thì thu được V lít khí và muối natri của X. Nếu cho E tác dụng hết với Na thì thu được 0,75V lít khí (các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) và số mol khí bằng ½ số mol hỗn hợp E. Đốt cháy hoàn toàn 1,62 gam muối natri ở trên của X thu được 672 ml CO2 (đktc) và 0,36 gam nước, còn lại là một chất rắn. Đun nóng Y với dung dịch H2SO4 đặc thu được sản phẩm hữu cơ Y1 có tỉ khối hơi so với Y là 34/43. Đun nóng Y1 với dung dịch KMnO4/H2SO4 được Y2 là sản phẩm hữu cơ duy nhất, không có khí thoát ra, Y2 có cấu tạo mạch cacbon thẳng và là điaxit. Xác định công thức cấu tạo của X, Y, Z, Y1 và Y2.
Câu trả lời tốt nhất
Muối chứa nNa = x, nO = 2x
Sản phẩm cháy gồm nCO2 = 0,03; nH2O = 0,02; nNa2CO3 = 0,5x
m muối = 12(0,5x + 0,03) + 0,02.2 + 23x + 16.2x = 1,62
—> x = 0,02
Muối dạng R(COONa)r (0,02/r mol)
—> m muối = R + 67r = 1,62r/0,02
—> R = 14r
—> r = 2; R = 28: Muối là C2H4(COONa)2
Y tách kH2O tạo Y1
—> dY1/Y = (MY – 18k)/MY = 34/43
—> Chọn k = 1; MY = 86: C5H10O
Đun nóng Y1 với dung dịch KMnO4/ H2SO4 được Y2 là sản phẩm hữu cơ duy nhất, không có khí thoát ra, Y2 có cấu tạo mạch cacbon thẳng và là điaxit
—> Y là xiclopentanol
Y1 là xiclopenten và Y2 là HOOC-CH2-CH2-CH2-COOH.
Trong E:
nCOOH = nCO2 = V/22,4
nH linh động = 2nH2 = 1,5V/22,4
—> nH linh động = 1,5nCOOH
—> Z là C5H9-OOC-C2H4-COO-C5H9