Cho hỗn hợp gồm 3 oxit: Al2O3, CuO và K2O. Tiến hành thí nghiệm:
– Thí nghiệm 1: Nếu cho hỗn hợp A vào nước dư, khuấy kĩ thấy còn 15g chất rắn không tan.
– Thí nghiệm 2: Nếu cho thêm vào hỗn hợp A một lượng Al2O3 bằng 50% lượng Al2O3 trong hỗn hợp đầu rồi lại hòa tan vào nước dư. Sau thí nghiệm còn lại 21g chất rắn không tan
– Thí nghiệm 3: Nếu cho vào hỗn hợp A một lượng Al2O3 bằng 75% lượng Al2O3 trong hỗn hợp đầu rồi lại hòa tan vào nước dư, thấy còn lại 25g chất rắn không tan.
Tính khối lượng các oxit trong hỗn hợp A
Câu trả lời tốt nhất
Ban đầu đặt a, b, c là số mol Al2O3, CuO và K2O
TN1: a, b, c mol Al2O3, CuO và K2O + H2O —> 15 gam chất rắn
TN2: 1,5a, b, c mol Al2O3, CuO và K2O + H2O —> 21 gam chất rắn
TN3: 1,75a, b, c mol Al2O3, CuO và K2O + H2O —> 25 gam chất rắn
Nhận xét: TN2 lượng Al2O3 tăng 0,5a mol thì chất rắn tăng 6 gam, TN3 lượng Al2O3 tăng 0,25a mol thì chất rắn tăng 4 gam > 6/2 = 3 —> TN2 Al2O3 đã tan một phần —> TN1 có KOH dư, Al2O3 hết.
TN1 —> mCuO = 80b = 15
TN2 —> m rắn = 15 + 102(1,5a – c) = 21
TN3 —> m rắn = 15 + 102(1,75a – c) = 25
—> a = 8/51 và c = 3/17
Vậy mCuO = 15; mAl2O3 = 16 và mK2O = 282/17