Cho hỗn hợp A gồm hai este X và Y (có cùng số nhóm chức). Đốt cháy 0,14 mol hỗn hợp A cần dùng vừa đủ 46,72 gam O2 thu được CO2 và 12,6 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 0,14 mol hỗn hợp A với NaOH vừa đủ thu được 5,38 gam hỗn hợp B gồm hai ancol no (hơn kém nhau một nguyên tử Cacbon) và hỗn hợp C gồm 3 muối (MN < MH < MU < 144u). Đốt cháy hỗn hợp B thu được 0,31 mol H2O. Đốt cháy hỗn hợp C thu được CO2, H2O và 20,67 gam Na2CO3. Biết trong hỗn hợp C có muối của axit cacboxylic đơn chức. Phần trăm khối lượng muối có phân tử khối lớn nhất trong hỗn hợp C là
A. 44,27%. B. 49,886%. C. 55,66%. D. 78,27%.
Câu trả lời tốt nhất
nNa2CO3 = 0,195 —> nNaOH = 0,39
nEste = 0,14 —> X, Y không thể đơn chức, cũng không thể cùng 3 chức hoặc nhiều hơn 3 chức.
—> X, Y cùng 2 chức.
nO2 = 1,46; nH2O = 0,7, bảo toàn O —> nCO2 = 1,39
Sản phẩm có 2 ancol + 3 muối, trong đó có muối cácboxylat đơn nên:
X là (ACOO)2R (x mol)
Y là POOC-B-COO-R’ (y mol, với P là gốc phenol)
nEste = x + y = 0,14
nNaOH = 2x + 3y = 0,39
—> x = 0,03; y = 0,11
Ancol gồm R(OH)2 (0,03) và R’OH (0,11)
mAncol = 0,03(R + 34) + 0,11(R’ + 17) = 5,38
—> 3R + 11R’ = 249
—> R = 28 và R’ = 15 là nghiệm duy nhất. Ancol là C2H4(OH)2 và CH3OH
Muối gồm ACOONa (0,06), B(COONa)2 (0,11) và PONa (0,11). Do M muối < 144 —> B = 0
Bảo toàn C —> 0,06CA + 0,11.2 + 0,11CP = nC(Este) – nC(Ancol)
—> 6CA + 11CP = 100
—> CA = 2 và CP = 8 là nghiệm duy nhất
X là (CH3COO)2C2H4 (0,03)
Y là C8Hy-OOC-COO-CH3 (0,11)
nH = 0,03.10 + 0,11(y + 3) = 0,7.2 —> y = 7
Muối gồm CH3COONa (0,06), (COONa)2 (0,11) và C2H3-C6H4-ONa (0,11)
—> %C2H3-C6H4-ONa = 44,27%