Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa chất béo:
• Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 2 mL dầu dừa và 6 mL dung dịch NaOH 40%.
• Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi rồi để nguội hỗn hợp.
• Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 7-10 mL dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp.
a) Sau bước 2 thấy có lớp chất rắn màu trắng chứa muối sodium của acid béo nổi lên.
b) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl ở bước 3 là làm tăng tốc độ của phản ứng xà phòng hoá
c) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu nhớt thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 2 vẫn xảy ra tương tự.
d) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch HCl bão hòa.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Đúng, các muối sodium của acid béo (xà phòng) không tan tốt trong dung dịch, dễ tạo thành khối rắn màu trắng nổi lên do nhẹ hơn nước và có gốc kỵ nước.
(b) Sai, NaCl bão hòa được thêm vào sau khi phản ứng đã xảy ra xong, mục đích là để “tách xà phòng ra khỏi hỗn hợp phản ứng” do muối làm giảm độ tan của xà phòng trong nước, khiến xà phòng kết tủa nổi lên. Không phải để tăng tốc độ phản ứng.
(c) Sai, dầu nhớt là hỗn hợp các hydrocacbon, không phải ester của acid béo như mỡ lợn hay dầu thực vật, nên không xảy ra phản ứng xà phòng hóa với NaOH → sẽ không tạo xà phòng, không có hiện tượng tương tự.
(d) Sai, không thể dùng dung dịch HCl bão hòa. HCl là axit mạnh, sẽ phản ứng với xà phòng (muối RCOONa) để giải phóng acid béo không tan → tạo kết tủa khác (acid béo), chứ không còn là xà phòng nữa. Thay đổi bản chất sản phẩm.